9 sai lầm trong thiết kế nhà bếp

9 sai lầm trong thiết kế nhà bếp

9 sai lầm trong thiết kế nhà bếp

 

Thực tế, cuộc sống hiện đại có những yêu cầu cao hơn  cho căn bếp tuy nhiên tư duy thiết kế của chúng ta lại là của nhiều năm về trước.  Vì vậy, nó đã phát sinh nhiều vấn đề trong quá trình sử dụng. Dưới đây chúng tôi xin đưa ra những lỗi thường gặp nhất trong thiết kế nhà bếp hiện nay để các bạn tham khảo và hi vọng sẽ giúp bạn giảm thiểu những bất tiện cho căn bếp của gia đình mình.

 

1. Không chú ý tới không gian làm việc: bồn rửa - bếp - tủ lạnh

 

Khoảng cách hợp lý nhất giữa bếp - bồn rửa- tủ lạnh

 

Ngay từ khi thiết kế nhà bếp, bạn cần phải chú ý đến khoảng không gian làm việc trong bếp:  bồn rửa - bếp - tủ lạnh, hãy tạo không gian ở giữa khối tam giác này sao cho việc di chuyển giữa chúng không có nhiều cản trở.

Đặc biệt đối với bồn rửa, Vì bạn sử dụng bồn rửa bát nhiều nên bạn nên chú ý lắp đặt ở nơi không gian thoải rộng rãi, và vị trí đặt bồn rửa sao cho tư thế đứng được thoải mái nhất, trước mặt hoặc trên đầu không có vật cản để thuận tiện cho việc rửa bát, và cất bát đĩa

 

Dù là khối tam giác này được bố trí ra sao, căn bếp nhà bạn được thiết kế theo hình chữ L hay chữ U, ...  thì khoảng cách giữa bếp – chậu rửa, chậu – tủ lạnh , tủ lạnh – bếp không nên nhỏ hơn 1 m và không nên lớn quá 2,5m. Nếu quá nhỏ, việc đi lại có thể hay gây vấp, ngã; nếu quá lớn, có thể khiến bạn mỏi chân.

 

2. Dành quá nhiều không gian cho căn bếp

 

Nhiều căn bếp được ưu tiên thiết kế rất rộng gây nên sự lãng phí không cần thiết. Nên tận dụng các không gian sau cánh cửa, không gian trên nóc tủ lạnh, nóc lò vi sóng, thạm trí trên bếp để đặt những chiếc hộp đựng đồ.

Một số tủ bếp, ở phía trên hoặc phía dưới có thiết kế dài, bạn nên tận dụng làm các ngăn đựng đồ lửng (ở vị trí ngang tủ).

 

3. Không tận dụng hết không gian của thiết kế nhà bếp hình chữ U

 

Trong thiết kế nhà bếp hình chữ U, thường thì không gian ruột chữ U luôn bị lãng phí, cùng lắm là tận dụng một phần không gian sát đáy chữ U làm thêm một bàn nấu riêng. Phần còn lại hoàn toàn để trống.

 

Bạn nên kê thêm một chiếc bàn nhỏ để bày thức ăn đã nấu chín, hoặc làm một chiếc bàn cao làm quầy bar mini cho cả gia đình thư giãn cũng rất thú vị.

 

4. Ánh sáng trong bếp không được tốt

 

Ánh sáng tốt khiến gian bếp rộng rãi hơn

 

Nhiều người cho rằng bếp không diễn ra các hoạt động đòi hỏi sự chính xác cao nên không cần phải quá sáng nên chúng ta không đầu tư nhiều thời gian, ý tưởng và tài chính. Điều này hoàn toàn sai lầm.

 

Khi dùng dao hay các vật sắc nhọn khác, nếu ánh sáng không đủ rất dễ xảy ra tai nạn. Ở khu vực bồn rửa cũng vậy, thường thì đây là khu vực ít nhận được ánh sáng nhất nhưng đầu tiên, nó là nơi bạn thường xuyên phải tiếp cận nhất, mắt bạn cũng hoạt động ở đây nhiều nhất nên nếu không đủ ánh sáng sẽ dễ dẫn đến nhiều vấn đề về mắt.

 

Bên cạnh đó, việc vệ sinh bát đũa và các thiết bị nhà bếp cũng cần phải đủ ánh sáng để kiểm soát độ sạch.

 

5. Dùng gạch lát mặt bếp, tường bếp không phù hợp

 

Vì lí do tài chính và cũng có thể vì lí do nghĩ rằng không cần thiết mà nhiều gia đình không chú ý chọn loại vật liệu lát mặt bếp, tường bếp, loại có thể dễ dàng lau chùi khi bị dính mỡ, dầu, ... bạn nên chọn loại gạch có mặt trơn để thuận tiện cho việc vệ sinh

 

6. Không lắp hệ thống thông gió, hút mùi

 

Nhiều gia đình chỉ lắp máy hút mùi, không lắp hệ thống thông gió, hoặc ngược lại, hoặc không lắp cả 2 thiết bị này, đây là một sai lầm.

 

Các gian bếp hiện đại hiện nay thường rất gần hoặc gắn liền với các không gian khác như: phòng khách, phòng ngủ và thường thì được thiết kế kín; nếu không có hệ thống thông gió, hút mùi, mùi của các loại thức ăn sẽ bay khắp nhà và lâu mất đi.

Hệ thống thông gió, hút mùi vừa có tác dụng khử mùi, vừa có tác dụng điều hòa không khí trong bếp.

 

7. Thiết kế đảo bếp không hợp lý

 

Một đảo bếp phải tối thiểu rộng 60cm, dài 1,2m ; làm sao khi đặt đảo bếp vào gian bếp của bạn nhìn nó không quá chật và cản trở đến không gian làm các việc khác, để các đồ vật khác.

 

Thường thì đảo bếp chỉ phù hợp với những nhà bếp dài ít nhất 3,5m,  sâu ít nhất 2,5m.

 

8. Chạy theo ... mốt

 

Bạn không nên chọn đồ theo mốt, những thiết bị thời thượng nhất, đắt nhất hay được nhiều người dùng nhất. Nên chọn đồ nhà bếp hợp với phong cách của bạn, không gian nhà bạn.

 

9. Không nhờ đến kiến trúc sư

 

Tự mình lên ý tưởng thiết kế nhà bếp để tiết kiệm chi phí là một sai lầm phổ biến có thể làm lãng phí thời gian, năng lượng của bạn.

Một kiến trúc sư hay chuyên gia về nhà bếp có thể cung cấp cho bạn các xu hướng mới nhất, những ý tưởng thiết kế, các đặc tính về kỹ thuật sản xuất cũng như vật liệu sử dụng, giúp bạn xác định được nhu cầu cụ thể và lên bản vẽ theo đúng ý tưởng của bạn

 

Khi đến với Siêu thị Euplaza các bạn sẽ được tư vấn miễn phí về không gian tủ bếp,  và các thiết bị nhà bếp tận tình, chu đáo.

 

Mọi chi tiết mời liên hệ: 
Siêu thị thiết bị gia dụng nhập khẩu EUPLAZA.VN 
☎️ 0911 450 164 
Biệt Thự BT1-13, Đường Đỗ Nhuận, khu Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm, TP. Hà nội. 
----------------------------------- 
Ghé thăm chúng tôi: